Quy trình khử trùng hàng hóa bảo quản trong kho
Quy trình khử trùng hàng hóa bảo quản trong kho là rất cần thiết để hàng hóa không bị hư hỏng trong khi bảo quản tại kho chờ vận chuyển đi nơi khác. Sau đây là quy trình bảo quản hàng hóa để tham khảo.
Bước 1: Khảo sát
* Các đặc điểm chính hàng hóa cần khử trùng
– Thể tích kho hàng, hàng hoá trong kho (Nếu hàng trong kho được đóng trong hộp carton, bọc nilon thì nhất thiết phải mở nilon).
* Khảo sát tình trạng nhiễm côn trùng của hàng hóa
– Mật độ côn trùng trong kho, các loại côn trùng và dạng hiện diện nếu có thể
– Khả năng lây nhiễm trở lại của côn trùng từ các kho lân cận không khử trùng
* Khảo sát các thiết bị điện, điện tử để có giải pháp bảo vệ
Bước 2: Lập phương án khử trùng
– Căn cứ vào biên bản khảo sát hàng hóa xác định loại thuốc ứng dụng cho khử trùng (Methyl, phosphine hoặc cả hai), nồng độ, số lượng và liều lượng sử dụng
– Lập sơ đồ phân bố thuốc nhằm đưa thuốc phân bố đều trong lô hàng
– Xác định nhân sự tham gia khử trùng
– Xác định số lượng trang thiết bị cần thiết phục vụ cho khử trùng
– Xác định thời gian ủ thuốc
Thời gian ủ thuốc là khoảng thời gian tính từ khi kết thúc bỏ thuốc đến khi mở kho và thông thoáng kho:
+ Đối với Quick Phos 56% khoảng 7 -10 ngày,
+ Đối với Methyl bromide nằm trong khoảng 48 – 72 h.
Tuy nhiên, để xác định thời gian chính xác cần căn cứ vào các yếu tố khác như: Độ ẩm của lô hàng, chủng loại hàng hóa….
Bước 3: Làm kín phạm vi khử trùng
Là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng khử trùng do vậy những kỹ thuật viên tham gia khử trùng đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc là kín. Do vậy, cần phải ứng dụng các vật liệu thích hợp để làm kín tối đa cho lô hàng cần khử trùng.
– Kiểm tra toàn bộ diện tích xung quanh lô hàng cần khử trùng, kể cả mặt trên cây hàng tránh trường hợp để hở bạt làm thoát khí khử trùng ra ngoài làm giảm chất lượng khử trùng
Bước 4: Đặt thuốc hoặc xả thuốc khử trùng
Sau khi toàn bộ cây hàng được làm kín, tiến hành bỏ thuốc vào lô hàng. Để đảm bảo an toàn chúng tôi cần tiến hành như sau:
– Kiểm tra, điểm tên kỹ thuật viên tham gia khử trùng , đưa thuốc vào trong cây hàng theo sơ đồ đã lập ở phương án khử trùng.
– Đối với Phosphine: Thuốc được đựng trong túi vải và phân bổ đều trên cây hàng. Sau khi đặt xong tiến hành làm kín toàn bộ lô hàng, dán cảnh báo khử trùng, ghi rõ ngày khử trùng và ngày thông thoáng.
– Đối với Methyl bromide: Đặt ống dẫn thuốc theo sơ đồ phân bổ. Dây dẫn thuốc phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Các lỗ thoát của thuốc được đặt trên khay hoặc bịt bằng vải thấm, tránh để thuốc xả trực tiếp trên hàng cần khử trùng.
+ Bơm thuốc vào lô hàng với lưu lượng 1,5kg/phút
+ Sau khi xả thuốc vào cây hàng 15- 20 phút cần thiết phải đảo khí đối với cây hàng lớn
Bước 5: Cảnh giới khử trùng
– Cần có 01 – 2 người có đủ phương tiện và trang bị kiến thức về an toàn lao động
– Dán thông báo cảnh giới khử trùng ở nơi dễ nhìn thấy của lô hàng khử trùng.
– Kiểm tra lô hàng thường xuyên sau khử trùng, bịt kín lại các lỗ hở mới phát sinh
– Giả quyết ngay có lỗi cháy nổ hoặc ngộ độc (nếu có) thể xảy ra
Bước 6: Thông thoáng
Sau khi kết thúc thời gian ủ thuốc cần thiết tiến hành thông thoáng lô hàng khử trùng. Đối với những kho tàng hoặc hầm tàu khả năng thoát khí kém cần có các dụng cụ thông nhoáng như; máy hút khí, quạt gió…
Thời gian thông thoáng trung bình từ 3-5 giờ, nhanh chậm còn phụ thuộc vào thiết bị thông thoáng
Bước 7: Kết thúc nghiệm thu kết quả khử trùng
Chủ vật phẩm khử trùng, chủ hàng cùng đại diện bên khử trùng xác nhận nghiệm thu về:
+ Kết quả tiêu diệt côn trùng
+ An toàn vật phẩm khử trùng
+ An toàn trang thiết bị, lao động
Lập biên bản nghiệm thu kết quả do đại diện hai bên ký kết, lấy đó làm căn cứ thanh toán.
(Nguồn:sưu tầm)