7 KINH NGHIỆM CẦN BIẾT KHI THUÊ KHO BÃI NHÀ XƯỞNG.
Công ty mới thành lập cần thuê kho chứa hàng hóa?
Công ty đang phát triển kinh doanh nhiều mặt hàng cần thuê thêm kho mở rông diện tích?
Sau đây là 7 kinh nghiệm mách cho các bạn khi đi thuê kho :
1. Vị trí kho bãi cho thuê : là địa điểm bạn muốn đặt để làm nơi lưu giữ , bảo quản hàng hóa. Do đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Là nơi trung chuyển hàng hóa, kho phải thuận tiện cho xe lưu thông nhằm đáp ứng kịp thời việc phân phối hàng hóa từ nhà cung cấp đến bạn hoặc từ bạn đến người dùng. Giúp bạn giao hàng nhanh hơn, chiếm lĩnh vùng thị trường tốt hơn. Do đó, bạn cần tìm kho tại những khu vực có vị trí giao thông thuận tiện.
– Kho có nền cao ráo, không bị ngập, đặc biệt bạn cần lưu ý trong khu vực bạn định thuê có hay xảy ra tình trạng ngập, điều này có lẽ người thuê thường không lường trước được tình huống.
VD: khu vực bạn định thuê có vị trí nằm trong vùng ngập hoặc bị cô lập ngập mỗi khi trời mưa thì thật là tai họa. Khi đó, bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiến độ hoặc hàng hóa phân phối sẽ chậm. Khu vực đó chắc chắn có độ ẩm cao và sẽ không thích hợp chứa hàng thực phẩm. Dễ bị mối mọt, chuột.
– Kho có nằm trong khu dân cư đông đúc thường xuyên kẹt xe hay bị cấm tải không? Lưu ý thời gian qui định cấm tải của từng khu vực.
– Kho tập trung hay kho độc lập, riêng rẽ. Tôi lưu ý bạn điểm này đối với các doanh nghiệp nhỏ, hoặc mới khởi nghiệp. Vì nếu kho nằm riêng rẽ không tập trung, khi bạn có nhu cầu vận chuyển hoặc bốc xếp. Bạn sẽ trở nên khó khăn trong việc tìm nhân công bốc xếp, xếp dỡ hàng hóa hoặc người vận chuyển hàng hóa cho bạn. Bạn sẽ điều phối xe ở nơi khác và giá thành sẽ cao hơn. Do đó, bạn cần biết sẽ lựa chọn sao cho phù hợp rồi chứ?
2. Diện tích & hình thức thuê:
Hiện nay, trên thị trường cho thuê kho bãi khá nhiều, và cũng rất đa dạng hình thức lựa chọn để thuê như: thuê theo mét, thuê theo đầu tấn, thuê theo dạng khoán, …. Do đó, người thuê cần xác định lượng hàng tồn trữ, quy cách sắp xếp có thể chất cao bao nhiêu lớp, bao nhiêu dãy, bao nhiêu mã hàng, để có thể xác định được diện tích cần thuê. Nếu mã hàng cần phân loại số lô, số lot…sẽ phải mất nhiều diện tích lối đi để lấy hàng. Thông thường phần lối đi chiếm khoảng 10% trong diện tích chất hàng hóa.
3. Giá thuê:
Giá thuê thuê tùy theo khu vực, tình trạng kho, cơ sở đầu tư vật chất PCCC, môi trường, có cầu xe nâng, palang, palet… mà có giá thuê khác nhau.
Kho có các dịch vụ quản lý hàng hóa đi kèm sẽ có giá cao hơn, nhưng diện tích thuê sẽ được điều chỉnh linh hoạt người thuê sẽ giảm bớt được chi phí quản lý nhân sự, rủi ro hàng hóa,…
4. Thời gian thuê:
Đa phần khi bạn đi thuê, bạn đều mong muốn được sự ổn định dài lâu. Tuy nhiên, bạn cần xem xét các khoản nội dung hợp đồng thuê, sự đầu tư cơ sở hạ tầng của bạn mà quyết định ký kết thời gian dài hạn. Thông thường bạn nên ký thời hạn thuê là 01 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng trên, cân nhắc lại nhu cầu mà điều chỉnh gia hạn thêm bằng phụ lục. Nếu bạn xác định lâu dài, bạn ký nhiều năm thì cần xem xét biên độ tăng giá hàng năm nhé, biên độ thường dao động từ 10% – 20%.
5. Tiền đặt cọc thuê kho:
Bạn cũng quan tâm với số tiền đặt cọc thuê kho? Khi tiến hành hợp đồng sẽ có một khoản tiền giao kết giữ cọc giữa 02 bên dao động khoảng từ 01 tháng đến 03 tháng, vì thuê kho bạn đã chứa hàng hóa làm vật bảo đảm nên thương lượng giảm cọc thuê kho để đỡ bị chiếm dụng vốn nhiều của bạn.
Hình thức thanh toán cuối tháng, nếu thanh toán đầu tháng thì tiền cọc được áp dụng là 02 tháng. Số tiền nhằm đảm bảo thanh toán đúng hạn của bạn, trong trường hợp mất khả năng thanh toán sẽ được cấn trừ vào tiền thuê kho, chi phí điện nước..
Lãi suất thanh toán chậm sẽ là 2% x số ngày chậm x số tiền cần thanh toán.
6. Dịch vụ cung cấp:
Các dịch vụ cung cấp tại kho cho thuê có đầy đủ không, đã gồm các dịch vụ cơ bản như sau:
– Dịch vụ cung cấp điện, nước sinh hoạt, xem có điên 3 pha nếu thuê làm nhà xưởng sản xuất.
– Dịch vụ bốc xếp, xe nâng- nhân công khuân vác, đóng gói, kiểm đếm.
– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, xe máy, xe container các loại.
– Dịch vụ quản lý hàng hóa nhập xuất tồn.
7. Ký kết hợp đồng:
Lưu ý đơn vị cho thuê kho phải có giấy phép ĐKKD có đăng ký ngành nghề cho thuê kho bãi.
Hai bên ký tên đóng dấu, kèm theo giấy phép ĐKKD ngành nghề mỗi công ty.